STP GROUP – LĨNH VỰC ĐẦU TƯ

 

Trong thời đại công nghệ lên ngôi, kinh tế xanh là xu thế, mỗi dự án đều cần sự nỗ lực đáp ứng để đóng góp trường tồn cho xã hội. STP Group với tầm nhìn 50 năm đầu tư cho lĩnh vực thủy hải sản và du lịch sinh thái hiểu rằng chỉ có hạ tầng bền vững mới gìn giữ và thúc đẩy ngành thủy hải sản phát triển theo quy mô công nghiệp. STP Group cũng đi sâu khai thác sức mạnh lớn lao từ những doanh nghiệp nội địa chất lượng cao để cùng nhau chuyển đổi diện mạo kinh tế biển Việt Nam và đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu thủy sản quốc tế khắt khe nhất. Đặt vị thế tiên phong xây dựng các mô hình du lịch ngư nghiệp, du lịch biển cao cấp. STP Group mang lại giá trị xanh không chỉ cho các nhà đầu tư, nhà thầu mà còn thúc đẩy kinh tế địa phương và định hướng nuôi biển công nghiệp.

STP Group đã tận dụng các nguồn lực về tài chính, nhân lực, vật lực, trực tiếp đầu tư và kêu gọi các Quỹ đầu tư vào các dự án ESG trong lĩnh vực Thủy hải sản. Dự án chuỗi liên kết giá trị rong sụn tại Việt Nam và các Dự án nuôi trồng thủy sản biển công nghệ cao, kết hợp phát triển du lịch địa phương.

1. Dự án chuỗi liên kết rong sụn tại Việt Nam

Mục tiêu dự án:

Xây dựng và trực tiếp vận hành tổ hợp trang trại nuôi trồng thủy sản công nghiệp trên biển, cụ thể:

  • Kết hợp với các doanh nghiệp và người dân địa phương xây dựng chuỗi liên kết rong sụn khép kín từ con giống, hạ tầng nuôi, công nghệ phụ trợ, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ.
  • Xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản biển kết hợp hoạt động du lịch trải nghiệm. Phát triển theo hướng đa giá trị, vừa bảo tồn môi trường, vừa góp phần phát triển kinh tế cho người dân và địa phương.
  • Thay đổi bộ mặt nền công nghiệp nuôi biển hiện đại của Việt Nam, bằng việc ứng dụng các hạ tầng vật liệu nuôi từ HDPE & Composite thân thiện môi trường, thay thế vật liệu nuôi truyền thống và ứng dụng quy trình nuôi biển hiện đại.

 

Địa điểm thực hiện dự án:

  • Huyện Vân Đồn, H. Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh
  • Huyện Ninh Hải, Tỉnh Ninh Thuận

Địa điểm thử nghiệm dự án: Trang trại nuôi biển và trải nghiệm STP Group tại Đảo Phất Cờ, Xã Hạ Long, H. Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh.

Sản phẩm đầu ra dự án: Sản phẩm nuôi trồng thủy sản biển

  • Sản phẩm chính: Rong biển (Rong sụn)
  • Sản phẩm khác: Các loài nhuyễn thể (Hàu Thái Bình Dương).

Công suất thực hiện: 5,206 tấn rong sụn khô/năm

Thời gian hoạt động: 50 năm, trong đó 30 năm cấp lần đầu và xin gia hạn 20 năm trong trường hợp dự án hoạt động hiệu quả theo quy định.

2. Dự án nuôi trồng thủy sản biển công nghệ cao

Mục tiêu chung:

  • Hướng tới nuôi biển quy mô công nghiệp tích hợp công nghệ nuôi và quy trình nuôi hiện đại
  • Tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng cao, có thương hiệu
  • Tạo mô hình điển hình liên kết chuỗi các doanh nghiệp nội địa trong nuôi trồng – con giống – thú y – thức ăn – chế biến – tiêu thụ , phân phối, xuất khẩu.
  • Kết hợp du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái, du lịch địa phương và góp phần đảm bảo an ninh – quốc phòng vùng biển đảo.
  • Đào tạo phổ cập quy trình nuôi biển công nghiệp cho ngư dân địa phương, đồng thời tạo sinh kế, công ăn việc làm, từng bước nâng cao thu nhập và mức sống của người dân gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái biển.

Mục tiêu cụ thể: Đầu tư – Xây dựng – Vận hành 01 trang trại nuôi trồng thủy sản trên biển, ứng dụng công nghệ cao, quy mô công nghiệp, hiện đại tại khu vực biển được quy hoạch tỉnh Ninh Thuận.

Thông tin dự án:

  • Địa điểm: Khu vực biển thuộc vùng C quy hoạch nuôi biển huyện Ninh Hải, một phần diện tích đất trên bờ thuộc khu vực quy hoạch mở rộng huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
  • Quy mô diện tích: 101,4 ha; trong đó mặt nước để nuôi trồng thủy sản khoảng 100ha, mặt đất dùng làm khu hậu cần khoảng 1,4ha.
  • Hạ tầng nuôi trồng: 50 lồng tròn đường kính 20 – 30m nuôi cá, 500 giàn phao trồng rong biển.
  • Thời gian thực hiện: 50 năm
  • Sản phẩm, dịch vụ cung cấp: Sản phẩm thủy hải sản biển nuôi trồng: cá hồng mỹ, cá chim vây vàng, cá bớp, rong sụn và các loài nhuyễn thể…

3. Dự án phòng chống, giảm thiểu và tái chế rác thải ngư cụ trên biển (NET-works)

Rác thải ngư cụ (còn được gọi là “ngư cụ ma”) là tên gọi chung của các ngư cụ bị bỏ hoang, vứt bỏ, trôi dạt trên biển. Theo Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), ước tính ngư cụ ma chiếm ít nhất 10% lượng rác thải nhựa đại dương. Đây là dạng rác thải nguy hại nhất cho các loài sinh vật biển và gây tổn hại đến sinh kế của người dân.

Là doanh nghiệp tiên phong nghiên cứu các dòng sản phẩm nuôi biển công nghệ cao, thân thiện môi trường, STP Group triển khai Dự án NET-works (Prevention, reduction and recycling of fishnet pollution in Vietnamese coastal waters), nhằm giải quyết các vấn đề rác thải ngư cụ và nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường biển.

Mục tiêu dự án:

Dự án tập trung giải quyết vấn đề lưới thải ngư cụ ở các vùng biển của Việt Nam nhằm giảm lượng lưới đánh cá không được sử dụng đến, bị mất hoặc bị loại bỏ, nâng cao nhận thức để tránh tổn thất ngư cụ cho các doanh nghiệp/ ngư dân và cơ quan quản lý nghề cá cũng như toàn xã hội Việt Nam nói chung. Dự án hưởng đến giảm tác động môi trường và tạo ra thị trường cho nguyên liệu thô tái chế từ các nguồn này nhằm tạo ra chuỗi giá trị khép kín. Cụ thể dự án nhằm:

  • Giảm ngư cụ không sử dụng, bị mất hoặc bị loại bỏ bởi các hoạt động đánh bắt ven biến. Dự án sẽ cung cấp dữ liệu rõ ràng về giai đoạn sử dụng trong vòng đời sản phẩm của lưới đánh cá, dữ liệu này sẽ cung cấp thông tin cơ bản chi tiết hơn cho các doanh nghiệp thủy sản và cơ quan quản lý thủy sản để nâng cao nhận thức và tránh tổn thất ngư cụ. 
  • Thực hiện chu trình kinh tế khép kín trong ngành thủy sản Là một tác động thứ cấp của dự án, đó là tạo ra một thị trường cho nguyên liệu thô tái chế. 
  • Thiết kế sản phẩm tái chế thân thiện với môi trường dự án sẽ đưa ra các giải pháp thay thế, tức là tái chế nhiều hơn và dùng nguyên liệu thân thiện với môi trường. 
  • Ứng dụng các kết quả nghiên cứu của dự ăn vào phát triển chương trình giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học. 
  • Nâng cao nhận thức về môi trường và hành động vì phát triển bền vững.

Đối tượng dự án: 04 nhóm đối tượng. 

  • Các doanh nghiệp thủy sản vừa và nhỏ (khu vực chính) ở tỉnh Quảng Ninh (Miền Bắc), Khánh Hòa (Miền Trung) và Kiên Giang (Miền Nam) 
  • Các trường đại học: Các cơ sở, địa điểm trình diễn dự kiến tại đối tác thực hiện của Việt Nam (các trường đại học) cũng như các hoạt động nâng cao năng lực cho giáo viên và sinh viên. 
  • Công chúng nói chung, nhất là ở các tỉnh nói trên về tác động của rác thải ngư cụ 
  • Cơ quan quản lý thủy sản và các bên liên liên quan khác tại Việt Nam.